Các bệnh lây nhiễm ở trẻ đi mẫu giáo
Khi trẻ bắt đầu đi mãu giáo, sự thay đổi môi trường ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé vẫn còn non nớt do lo lắng, sợ hãi và lây bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân khiến trẻ khi đi mẫu giáo thường mắc bệnh. Sau đây bài viết của ecomedic.vn chắc chắn sẽ giúp ít cho các mẹ
Rối loạn tiêu hóa
Khi mới đi mãu giáo, các con thường chưa quen với cách ăn uống ở lớp, có trẻ không chịu ăn, ăn uống không vừa miệng… Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
Sức đề kháng còn kém, do trẻ dùng kháng sinh, chế độ dinh dưỡng không hợp lí, rối loạn tâm lí, môi trường sống không hợp vệ sinh.
Một vài biểu hiện của căn bệnh rối loạn tiêu hóa: Khi trẻ mắc chứng bệnh này thường chán ăn, bỏ ăn, chướng bụng, đầy hơi, nôn, tiêu chảy, táo bón. Cần giữ cho trẻ ăn uống vệ sinh sạch sẽ, khi trẻ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám để kịp thời chữa bệnh cho trẻ.
Viêm phổi
Đây là một dạng viêm đường hô hấp cấp, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ đi mãu giáo. Thế giới mỗi năm mất đi hơn 2 triệu trẻ vì căn bệnh này.

Bệnh viêm phổi
Phần lớn các ca viêm phổi đều có thể được chữa trị hiệu quả bằng kháng sinh, song vấn đề ở đây là một khi đã nhiễm bệnh, trẻ nhỏ thường không thể chống đỡ lâu. Biểu hiện của bệnh là khó thở, sốt, ho, trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, có thể kèm theo triệu chứng viêm long đường hô hấp trên. Bệnh thường diễn biến nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị khẩn cấp ngay khi phát hiện các triệu chứng điển hình như thở gấp và co rút lồng ngực.
Bệnh tay chân miệng
– Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt căn bệnh rất dễ lây nhiễm đối với các bé đi học dùng chung đồ, tiếp xúc qua ăn uống
– Căn bệnh này rất nguy hiểm nó có thể gây ra nhiều biến chứng đáng sợ như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không chữa kịp thời.
Vì vậy khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời chữa trị cũng như cách li tránh thành đại dịch lây lan cho những bạn khác.
– Ngoài những căn bệnh trên, trẻ đi mũa giáo còn gặp nhiều loại bệnh khác, vì vậy gia đình và nhà trường cần chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường sống, ăn uống, cũng như sinh hoạt cho trẻ. Để trẻ đi mãu giáo luôn vui vẻ và khỏe mạnh.
Dị ứng
Trẻ ở giai đoạn này rất dễ mẫn cảm với các yếu tố lạ của môi trường.
– Trong điều kiện ẩm thấp, các loan dị nguyên như nấm mốc, bọ nhà, lông thú vật… rất dễ làm trẻ bị dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí lên cơn hen suyễn.
– Vì vậy, tùy từng mùa, cần cho trẻ mặc trang phục thích hợp và vệ sinh nhà, phòng, lớp học đầy đủ để trẻ có môi trường thật sự sạch sẽ.
Bệnh đường hô hấp
Gồm các bệnh viêm hô hấp trên và viêm phế quản phổi.
– Đi mẫu giáo trẻ hay bị viêm họng siêu vi kết hợp viêm kết mạc mắt, có thể chuyển thành dịch đau mắt đỏ, bệnh có biểu hiện sốt, chảy nước mắt, nước mũi, ho đau họng khó nuốt lười ăn, đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ đi mẫu giáo, nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì trường hợp viêm họng siêu vi sẽ khỏi trong vòng 1 tuần.
– Để phòng ngừa bệnh này, tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bặm thuốc lá và không khí lạnh. Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, tiêm chủng đầy đủ, cho trẻ uống nhiều nước và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Khi trẻ mắc bệnh cần mặc quần áo thoáng mát về mùa hè, đủ ấm về mùa đông. Cần có biện pháp để làm tan đờm cho trẻ.
– Biến chứng của bệnh viêm hô hấp đó chính là bệnh viêm phổi. Trẻ thường sốt cao, ho có đờm, thở mệt và gấp. Trẻ bị viêm phổi sẽ kém ăn, mệt mỏi và cáu gắt không chịu chơi. Khi trẻ có những dấu hiệu này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để có biện pháp chữa trị hiệu quả.
Bệnh thủy đậu
– Là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ mắc bệnh này. – – Bệnh lây lan do người bệnh ho phát tán virus trong không khí và người lành hít phải.
– Triệu chứng: triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện sau 10 – 21 ngày từ khi nhiễm virus. những vết phồng đỏ mọng nước nổi lên trên da. Chúng gây ngứa và sau đó đóng vảy.
– Chữa trị: hầu hết các trường hợp mắc bệnh chỉ được điều trị các triệu chứng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định tiêm vắc-xin phòng thủy đậu.
– Trên đây là một số bệnh thường gặp vào mùa thu – mùa đông mà trẻ hay bị mắc phải . rất mong các bậc phụ huynh học sinh và cô giáo có biện pháp phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa thu, mùa đông cho trẻ.
Cảm cúm
Cảm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do virus. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.

Bệnh cảm cúm
Triệu chứng: người bị cảm thường nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi.
Chữa trị: không có thuốc nào chữa 2 loại bệnh trên nhưng hãy cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nên cho trẻ nghỉ học vài ngày. Hiện đã có vắc-xin phòng cúm nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa trẻ đi tiêm.
Nghi ngờ có dấu hiệu mắc bệnh?